HẠN CHẾ RỦI RO VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VẬN TẢI BIỂN CÙNG CÔNG TY LUẬT CHUYÊN VỀ HÀNG HẢI

11:55 | |

Nhằm cung cấp thông tin chuyên sâu và hữu ích trong lĩnh vực pháp lý hàng hải, công ty luật chuyên về hàng hải UniLaw xin được chia sẻ quan điểm và giải pháp pháp lý quan trọng dựa trên bản án số 94A/2008/KT-PT và kinh nghiệm phong phú của UniLaw trong ngành luật hàng hải (Bản án số: 94A/2008/KT-PT ngày 29/4/2008 về việc đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất trong quá trình vận chuyển bằng đường biển)

Hai điểm mới quan trọng trong bản án này là việc làm thế nào để người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể hạn chế rủi ro bị đòi bồi thường thiệt hại do hàng hóa bị mất trong quá trình vận chuyển và một số điểm mới trong việc áp dụng pháp luật của Tòa án để giải quyết tranh chấp thương mại.

  1. TÓM TẮT

 

  1. Ngày 25/3/2005, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (viết tắt là Vinafood) có ký hợp đồng thuê tàu với Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (sau đây được viết tắt là Vinashin) để vận chuyển lô hàng gạo từ Việt Nam sang Cu Ba. Tàu được chỉ định vận chuyển là Vinashin Sun thuộc quyền quản lý của Công ty vận tải biển Vinashin (nay là Vinashinlines).
  1. Ngày 22/4/2006, tàu Vinashin Sun đã phát hành vận đơn số 08/ALP/05 vận chuyển lô hàng gạo với tổng trọng lượng 000 tấn được đóng thành 180.000 bao từ cảng Sài Gòn tới cảng Havana và Nuevitas tại Cu Ba. Bên được thông báo nhận hàng là Alimport, Havana – Cu Ba. Cùng ngày, Vinafood cũng đã ký hợp đồng bảo hiểm số 05/HNO/HHA/1120/0083 với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (viết tắt là Pjico) bảo hiểm rủi ro cho lô hàng nêu trên.
  1. Ngày 11 và 23 tháng 6 năm 2005, tàu Vinashin Sun đã lần lượt cập cảng Havana và Nuevitas để dỡ toàn bộ lô hàng. Sau khi hoàn tất việc dỡ hàng, tổn thất lô hàng đã được phát hiện.
  1. Theo biên bản giám định số M05/138/AL ngày 17/8/2005 của Công ty giám định Marinter S.A, Cu Ba do Pjico chỉ định thì tổn thất hàng hóa được phát hiện bị thiếu hụt là 131.528 tấn, trong đó thiếu nguyên bao là 2.395 bao tương đương 119.750 tấn.
  1. Ngày 12/9/2005, trên cơ sở đơn bảo hiểm đã được Vinafood ký hậu chuyển hợp pháp, Alimport đã yêu cầu Pjico thanh toán tiền bảo hiểm tổn thất đối với lô hàng gạo là 60.732,86 USD. Pjico với tư cách là người bảo hiểm đã tiến hành bồi thường cho Alimport là 60.732,86 USD, bao gồm các khoản: – Giá trị hàng tổn thất: 59.331,62 USD; – Chi phí xử lý hàng tổn thất: 1.373,46 USD; – Phí xác nhận thư kháng cáo: 27,78 USD.
  1. Ngày 09/02/2006, Alimport gửi giấy biên nhận và thế quyền xác nhận đã nhận đầy đủ số tiền bồi thường. Đồng thời chuyển giao tất cả quyền của mình cho Pjico được yêu cầu đòi bồi thường đối với tổn thất lô hàng gạo được vận chuyển lên tàu Vinashin Sun theo vận đơn số 08/ALP/05 ngày 22/4/2005 do Vinashinlines phát hành. Ngày 15/02/2006, Pjico với tư cách là người thế quyền đã gửi công văn số 214/GD-BT/2006 tới Vinashinlines yêu cầu bồi thường số tiền là 60.732,86 USD.

 

  1. Tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã xử thắng kiện cho Pjico.

 

  1. HẠN CHẾ RỦI RO BỊ ĐÒI BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

 Người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nên kiểm kê hàng hóa và ghi rõ những ghi chú trong vận đơn nếu có nghi nghờ về hàng hóa. Không thực hiện hoặc thực hiện không chặt chẽ việc này sẽ khiến người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chịu rủi ro bị đòi bồi thường do hàng hóa bị mất trong quá trình vận chuyển.

 

  1. Kiểm kê kỹ hàng hóa trước khi nhận hàng vận chuyển

Unilaw, với tư cách là công ty luật chuyên về hàng hải, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm kê hàng hóa trước khi nhận vận chuyển. Điều này giúp người vận chuyển có bằng chứng xác thực về tình trạng hàng hóa khi nhận, từ đó hạn chế rủi ro bị đòi bồi thường.

  • Theo quy định tại Điều 148 Bộ luật hàng hải năm 2015 (Điều 81, 86 Bộ luật hàng hải năm 1990  có quy định): Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng.
  • Theo tình tiết trong bản án “Ngày 22/4/2005 việc xếp hàng lên tàu được hoàn thành. Cùng ngày, Công ty Vinashinlines có giám sát việc dỡ hàng nhưng không kiểm đếm. Toàn bộ số lượng, trọng lượng ghi trên vận đơn trên cơ sở do Vinafood khai báo“.

Với việc phát hành phát hành vận đơn số 08/ALP/05  trong khi không kiểm kê kỹ hàng hóa, hoàn toàn ghi theo khai báo của Vinafood. Vinashinlines đã bị Tòa án cho rằng “phải chịu trách nhiệm về các tổn thất do hư hỏng, mất mát hàng hóa” trong quá trình vận chuyển, và Vinashinlines “có nghĩa vụ bồi thường tổn thất hàng hóa, nếu không chứng minh được rằng mình không có lỗi gây ra các tổn thất đó“.

  1. Ghi rõ những ghi chú của mình trong vận đơn nếu có nghi ngờ về hàng hóa

Chúng tôi, công ty luật chuyên về hàng hải, cũng khuyến nghị khách hàng ghi rõ mọi quan sát và nghi ngờ về hàng hóa trong vận đơn. Điều này giúp minh bạch thông tin và hỗ trợ trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

  • Theo tình tiết trong bản án: “Ngày 22/4/2005 việc xếp hàng lên tàu được hoàn thành. Cùng ngày, Công ty Vinashinlines có giám sát việc dỡ hàng nhưng không kiểm đếm. Toàn bộ số lượng, trọng lượng ghi trên vận đơn trên cơ sở do Vinafood 1 khai báo”. Ngoài ra, tại mặt trước của vận đơn cũng quy định: “chi tiết về số lượng, chất lượng hàng hóa được tuyên bố bởi người giao hàng”; “cân nặng, số lượng, tình trạng, nội dung, giá trị như đề cập trong Bill chúng tôi không biết trừ khi có bằng chứng hoặc thỏa thuận trái ngược. Việc ký phát Bill này không được coi là thỏa thuận trái ngược đó”.
  • Theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật hàng hải 2015, Người vận chuyển có quyền ghi chú hoặc từ chối mô tả hàng hóa trong vận  đơn nhận xét của mình nếu có nghi vấn về tình trạng hàng hóa.

 

Việc ghi vào vận đơn theo khai báo của Vinafood mà không kiểm kê, nguyên đơn cho rằng “Vinashinlines là người phát hành vận đơn không có bất kỳ nhận xét nào với lô hàng này“. Tòa án chấp nhận lập luận này.

  1. ĐIỂM MỚI TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

 

Trong bản án, việc tòa án áp dụng nguyên tắc thiện chí trung thực trong cả giải quyết nghĩa vụ dân sự, cũng như việc thừa nhận các bên có thể thỏa thuận về thứ tự ưu tiên giữa điều khoản hoặc các phần của Hợp đồng, Tòa án đã tạo ra án lệ về vấn đề này trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại sau này.

  1. Mở rộng tiêu chuẩn áp dụng nguyên tắc thiện chí trung thực trong giao dịch thương mại. không chỉ áp dụng nguyên tắc thiện chí trung thực trong phạm vi “xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” theo Điều 3 Bộ luật dân sự, mà Tòa án đã áp dụng nó cho cả việc “giải quyết nghĩa vụ dân sự“. Cụ thể: “Về việc Tòa án cấp sơ thẩm không cho bị đơn sao chép tài liệu. Xét thấy: Vụ án đã được Tòa án thành phố thụ lý từ ngày 25/7/2007, xét xử ngày 06/11/2007. Trong giai đoạn điều tra và hòa giải phía bị đơn có đủ thời gian để biết về vận đơn số 08/ALP/05 nhưng phía bị đơn không sao chụp vận đơn. Như vậy, có cơ sở khẳng định phía bị đơn có đầy đủ hợp đồng thuê tàu và vận đơn số 08/ALP/05, nhưng vì không thiện chí để giải quyết nghĩa vụ nên bị đơn đã đưa ra những yêu sách không khách quan.

Quan điểm trên của tòa án cũng phù hợp với quan điểm trong Những Nguyên Tắc Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế (PICC). Theo đó, Điều 1.7:  “1. Các bên trong hợp đồng phải hành động phù hợp với tinh thần thiện chí và trung thực trong các giao dịch thương mại quốc tế. 2. Các bên trong hợp đồng không được hạn chế và loại bỏ nghĩa vụ này“. Cách sử dụng từ ngữ “Các bên trong hợp đồng phải hành đồng phù hợp …”, thì có thể hiểu, các bên phải hành động phù hợp với không chỉ việc xác lập, thực hiện, chấm dứt mà còn trong toàn bộ giai đoạn của giao dịch thương mại, bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp.

  1. Ngoại lệ trong việc áp dụng quy định việc giải thích hợp đồng. Theo Điều 404. 4 Bộ luật dân sự: Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, trong vụ án này, Tòa án đã suy luận ra ngoại lệ của quy định Điều 404.4, theo đó thừa nhận, các bên có thể tự thiết lập thứ tự giữa các điều khoản khác nhau hoặc các phần trong hợp đồng. Cụ thể: “Xét thấy: bị đơn đề nghị phải xem xét Điều 25 của hợp đồng thuê tàu; điều này ghi nhận: “Các điều khoản khác không được quy định trong hợp đồng thuê tàu sẽ được xác định theo hợp đồng thuê tàu Gencon 1994”. Đây là điều ước thỏa thuận với cách thức chỉ dẫn, nhưng chính trong Điều 9 của bản hợp đồng này tại gạch đầu dòng thứ 3 đã ghi rõ trách nhiệm như sau: chủ hàng cố gắng giữ gìn hàng hóa trong tình trạng tốt trong suốt chuyến đi và chịu trách nhiệm cho việc mất mát hàng hóa hoặc thiếu hàng do tàu gây ra khi đến cảng đích”. Trong hợp đồng đã thỏa thuận về bồi thường tổn thât hàng hóa do vậy không cần thiết phải tham chiếu Gencon 1994 như đề nghị của bị đơn“.

 

Quan điểm của Tòa án cũng phù hợp với quan điểm trong PICC. Theo đó. Mặc dù điều 4.4 PICC quy định :  “Nội dung hợp đồng phải được giải thích bối cảnh toàn hợp đồng hoặc toàn bộ điều khoản được thể hiện trong hợp đồng“. Trên nguyên tắc không có thứ tự ưu tiên nào giữa các điều khoản của hợp đồng, nghĩa là các điều khoản này đều quan trọng như nhau trong việc giải thích những phần còn lại của hợp đồng.  Tuy vậy, cũng có một ngoại lệ cho qui tắc này.

  • Thứ nhất là tuyên bố ý chí được ghi ở tiêu đề của hợp đồng có thể có hay không được lưu ý trong việc giải thích những điều khoản được ghi trong hợp đồng.
  • Thứ hai là thậm chí khi có tranh chấp, những điều khoản có tính chất cụ thể (điều chỉnh trực tiếp) thường được ưu tiên hơn những điều khoản có tính chung chung (điều chỉnh trên tinh thần hay theo mục đích).
  • Sau cùng, các bên có thể tự thiết lập thứ tự giữa các điều khoản khác nhau hoặc các phần trong hợp đồng. Thường là trường hợp về những thoả thuận hợp đồng phức tạp có những văn bản khác nhau liên quan đến khía cạnh luật pháp, kinh tế, và kỹ thuật của hợp đồng.

Bài Học và Kinh Nghiệm cho Các Bên Liên Quan

  1. Sự Cẩn Trọng trong Việc Lập và Ký Hợp Đồng: Công ty luật chuyên  hàng hải sẽ tư vấn cho khách hàng về tầm quan trọng của việc lập và ký hợp đồng một cách cẩn trọng. Điều này bao gồm việc xem xét kỹ lưỡng mọi điều khoản và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra.
  2. Tích Cực Tham Gia Trong Quá Trình Giải Quyết Tranh Chấp: Các bên liên quan cần tham gia tích cực, với sự trợ giúp của công ty luật chuyên về hàng hải, trong quá trình giải quyết tranh chấp, bằng cách cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác.
  3. Nắm Vững Pháp Luật và Cập Nhật Thường Xuyên: Luôn cập nhật kiến thức pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để có thể tư vấn hiệu quả cho khách hàng.

Bằng cách chú trọng đến những yếu tố trên, Unilaw, công ty luật chuyên về hàng hải, không chỉ giúp khách hàng của mình hạn chế rủi ro mà còn tăng cường khả năng bảo vệ quyền lợi trong mọi tình huống pháp lý phức tạp.

error: Content is protected !!
Chat Zalo