Tổng quan quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động tố tụng
Luật sư khi tham gia hoạt động tố tụng với tên gọi Người bào chữa trong tố tụng hình sự hay Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án dân sự hoặc hành chính. Sự khác nhau về từ ngữ xuất phát từ tính chất của từng loại vụ việc theo đó người bào chữa xuất phát từ Quyền bào chữa và nhờ người khác bào chữa trong TTHS. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Người bảo vệ) trong vụ án dân sự hay hành chính xuất phát từ quyền tự bảo vệ hay nhờ người khác bảo vệ trong TTDS hay TTHC.
Tổng quan quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động TTHS
-
Tổng quan quyền của Luật sư trong hoạt động TTHS
Trong hoạt động TTHS Luật sư tham gia với các tư cách là Người bào chữa cho bị can, bị cáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác và các đương sự khác.
Theo đó nhóm các quyền chung của Luật sư khi tham gia tố tụng với tư cách là Người bào chữa hay Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bao gồm: (1) Quyền được đưa ra tài liệu, chứng cứ yêu cầu và yêu cầu và trình bày đánh giá về tài liệu chứng cứ mà mình cung cấp đồng thời Luật sư có quyền yêu cầu CQTHTT kiểm tra, đánh giá các tài liệu mà mình đã giao nộp[1]; (2) Quyền được có mặt khi thân chủ của mình bị lấy lời khai và các hoạt động như đối chất và thực nghiệm[2]; (3) Quyền khiếu nại về quyết định tố tụng hay hành vi tố tụng của CQTHTT[3].
Nhóm quyền riêng biệt của Luật sư trong từng giai đoạn TTHS được phân chia như sau: Đối với giai đoạn xác minh tin báo, thông tin tố giác tội phạm Luật sư bảo vệ cho người bị tố giác, kiến nghị khởi tố chưa được phép thu thập chứng cứ theo quy định[4]. Trong khi đó đối với giai đoạn sau khi khởi tố bị can Luật sư có thêm quyền tự mình thu thập chứng cứ theo quy định của BLTTHS 2015[5]. Và quyền tham dự, tranh luận tại phiên toà[6], kháng cáo bản án nếu người mà Luật sư tham gia bào chữa chưa thành niên[7].
-
Tổng quan nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động TTHS
Nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia TTHS bao gồm các nghĩa vụ phải tôn trọng các CQTHTT và NTHTT được quy định trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.
Các nghĩa vụ luật định trong TTHS bao gồm nghĩa vụ “gỡ tội” đối với người bào chữa và nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất Quyền và lợi ích của đương sự đối với Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời các chủ thể này có nghĩa vụ thông qua hoạt động nghề nghiệp làm rõ sự thật khách quan của vụ án[8].
Quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động TTDS
-
Tổng quan quyền của Luật sư trong hoạt động TTDS
Trong hoạt động TTDS Luật sư được chủ động có mặt, tham gia trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào khi khách hàng yêu cầu[9]. Đồng thời Luật sư được đọc và sao chụp các tài liệu chứng cứ mà các đương sự khác hoặc Toà án thu thập, tự mình có quyền thu thập[10] và yêu cầu các cá nhân tổ chức giao nộp các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án mà các cá nhân tổ chức đó đang lưu giữ[11]. Được yêu cầu Toà án triệu tập Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (Người liên quan) tham gia tố tụng[12]. Thay mặt cho khách hàng của mình yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng[13]. Trong giai đoạn xét xử Luật sư được tham dự, đặt câu hỏi, tranh luận tại phiên toà[14]. Được yêu cầu tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.
-
Tổng quan nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động TTDS
Nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia TTDS bao gồm các nghĩa vụ phải tôn trọng các CQTHTT và NTHTT được quy định trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Đồng thơì Luật sư có nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất Quyền và lợi ích của đương sự.
-
Quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động TTHC
Quyền của Luật sư khi tham gia hoạt động TTHC được quy định tại Điều 61 và Điều 55 LTTHC 2015, trong TTHC quyền và nghĩa vụ tương tự với các quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong vụ án Dân sự. Chỉ khác biệt ở chỗ trong vụ án Hành chính Luật sư không có quyền yêu cầu tạm đình chỉ vụ án.
Xem thêm: PHÂN LOẠI TỘI PHẠM