1. Vai trò trò của Luật sư trong TTDS và TTHC
Trong TTDS và TTHC nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Thông thường các bên tham gia tố tụng không có kiến thức và kinh nghiệm tố tụng. Vì thế Luật sư với kiến thức và kinh nghiệm pháp lý có vai trò quan trọng trong việc, tư vấn pháp luật và giúp khách hàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó Luật sư phát huy vai trò lớn trong việc chứng minh và thu thập chứng cứ để góp phần làm rõ bản chất vụ việc. Khác với TTHS nghĩa vụ chứng minh thuộc về các CQTHTT, Luật sư có vai trò phản biện hồ sơ. Các quyền và nghĩa vụ khác chưa được nhấn mạnh. Đây được xem như là đặc trưng khác biệt lớn nhất giữa các hoạt động tố tụng này.
2. Nghĩa vụ chứng minh và thu thập chứng cứ
Như đã đề cập ở trên, bên khởi kiện (nguyên đơn; người khiếu kiện) có quyền và nghĩa vụ chứng mình cho yêu cầu của mình là đúng. Đồng thời chứng cứ phải được thu thập và có hình thức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Nghĩa vụ này hoàn toàn thuộc về người khởi kiện, Toà án chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ. Đồng thời trong một số trường hợp Luật sư có quyền đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để buộc một bên chấm dứt việc cản trở hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định.
3. Quyền được tiếp cận tài liệu chứng cứ
Trong TTDS hay TTHC Luật sư được tiếp cận chứng cứ bất cứ khi nào trong suốt quá trình tố tụng. Khác với TTHS trong giai đoạn điều tra Luật sư chỉ được tiếp cận và đánh giá đối với tài liệu chứng cứ do bản thân Luật sư cung cấp. Quyền tiếp cận chứng cứ là quyền bắt buộc của mỗi bên vì trước khi đưa vụ án ra xét xử các bên phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ chứng cứ và trong trường hợp khi đã được Toà yêu cầu hoặc chứng cứ các bên buộc phải biết mà các bên lại không giao nộp trong giai đoạn tiền xét xử thì các bên tham gia tố tụng mất quyền giao nộp chứng cứ.
4. Quyền hỏi và tranh luận tại phiên toà
Trong phần tranh luận Luật sư không bị hạn chế về thời gian tranh luận, tuy nhiên Luật sư không được lặp lại ý và tranh luận về các vấn đề không liên quan đến vụ án. Đồng thời trong phần hỏi Luật sư bên nguyên đơn được quyền đặc câu hỏi trước và sau đó mới đến các bên, cuối cùng là Hội đồng xét xử đặt câu hỏi. Điều này đặt trọng tâm tranh tụng trong xét xử và đề cao vai trò của Luật sư trong TTDS và TTHC.
5. Nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
Khi tham gia TTDS và TTHC Luật sư phải tôn trọng ý kiến của khách hàng và không được từ bỏ bất kỳ quyền lợi nào của khách hàng nếu chưa được khách hàng đồng ý sau khi đã được Luật sư giải thích và phân tích rõ.
Xem thêm: Đặc trưng quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động TTHS
Posts not found