PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BOT

10:44 | |

– Quy định pháp luật về hợp đồng BOT phải thể hiện và tuân thủ các chính sách, chủ trương và đường lối của Đảng, đặc biệt là chính sách thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Một đặc điểm của chế độ chính trị của Việt Nam hiện nay là luôn có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra các định hướng cho sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và tham gia tích cực trong việc ban hành pháp luật. Pháp luật phải có nhiệm vụ thể chế hóa các quyết định, nghị quyết của Đảng và Chính phủ.

– Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT phải thu hút được sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, đặc biệt là nhà đầu tư để thấy được nguyện vọng và những bức xúc của họ khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng BOT.

– Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT phải đồng bộ, không tách rời với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật thuộc các chuyên ngành có liên quan khác nói riêng. Nghị định 108/2009/NĐ-CP có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động của nhiều văn bản pháp quy khác nhau như: Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Đầu tư 2005…

– Các quy định của pháp luật về hợp đồng BOT phải được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, thu hút được tối đa nguồn vốn đầu tư, đảm bảo môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Pháp luật phải là một hệ thống lô-gic, chặt chẽ, không mâu thuẫn, không chồng chéo lên nhau.

– Pháp luật về hợp đồng BOT phải được hoàn thiện phù hợp những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay.

– Pháp luật về hợp đồng BOT phải được hoàn thiện trên cơ sở có sự kết hợp hài hòa giữa tác động của các yếu tố của cơ chế thị trường với vai trò quản lý Nhà nước trong suốt quá trình hình thành, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng BOT.

Giải pháp đối với Nhà nƣớc nhằm hoàn thiện Pháp luật về hợp đồng BOT

Nhà nước tham gia vào hợp đồng BOT với tư cách là chủ thể dân sự. Nhưng bên cạnh đó, Nhà nước với tư cách chủ thể công quyền trong hợp đồng BOT còn tham gia vào việc thẩm định, phê duyệt, quản lý, chuyển giao dự án… Thêm vào đó, Nhà nước còn có thể điều chỉnh các quy định pháp luật về hợp đồng BOT. Chính vì vậy, Nhà nước giữ vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT. Sau đây, trong sự hiểu biết của mình, khóa luận xin đề ra một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT

Hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự giao kết hợp đồng BOT

Mặc dù, pháp luật về hợp đồng BOT tại nước ta đang có những thay đổi theo hướng tính cực, nhưng tuy nhiên vẫn tồn tại tính chất phức tạp, đôi lúc chồng chéo trong các văn bản pháp luật quy định về hợp đồng BOT. Vì vậy, để thúc đẩy, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư nói chung, dự án BOT nói riêng, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hóa pháp luật hợp đồng BOT, tạo cơ chế thông thoáng hơn nữa cho nhà đầu tư. Một số kiến nghị dưới đây nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự giao kết hợp đồng BOT.

Bổ sung một số quy định về vấn đề lựa chọn nhà đầu tƣ ký kết hợp đồng BOT

Khi đề cập tới quá trình hoàn thiện các quy định về trình tự giao kết hợp đồng BOT trước hết cần giải quyết tốt các vấn đề lựa chọn nhà đầu tư tham gia đàm phán hợp đồng BOT. Để thực hiện tốt và đồng bộ vấn đề này, các quy định về tham gia dự thầu của nhà đầu tư trong quy định về pháp luật BOT cần phải bổ sung các vấn đề sau:

– Thứ nhất, công tác đấu thầu phải được chuẩn bị một cách cẩn thận, chu đáo về các điều kiện tham gia đấu thầu của nhà đầu tư, và điều này phải được nêu rõ trong các văn bản pháp luật về hợp đồng BOT. Bởi lẽ, sự tham gia của các nhà thầu không phù hợp do thiếu đi các quy định về điều kiện tham gia đấu thầu được xem xét một cách sát sao sẽ làm giảm sức hẫn dẫn đối với các nhà đầu tư trong khu vực tư nhân. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đưa ra những đề nghị thầu khó, hoặc không có khả năng thực hiện trên thực tế, nhất là khi chủ yếu tiêu chí của việc thẩm định hồ sơ thầu vẫn là trên tiêu chí mức giá, phí hàng hóa hoặc dịch vụ thấp nhất, thời hạn xây dựng ngắn nhất.

– Thứ hai, nhà đầu tư thường rất quan tâm đến các chi phí liên quan đến việc tham gia dự thầu. Nếu hồ sơ thầu không có tính khả thi hoặc công tác tổ chức thầu không thực hiện một cách hiệu quả, nhà đầu tư sẽ không muốn tham gia thầu hoặc dự thầu một cách miễn cưỡng. Nhằm khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia đấu thầu, hồ sơ dự thầu nên được soạn thảo bởi các cơ quan chuyên môn, và những chuyên gia trên lĩnh vực mời thầu.Việc ai soạn thảo, soạn thảo thế nào cần được quy định rõ trong các quy định pháp luật về hợp đồng BOT.

– Thứ ba, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tư cách là bên mời thầu phải công khai hơn nữa việc mời thầu thông qua qua cổng thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nội dung của thông báo phải thông tin rõ ràng về quyền ưu đãi, thời hạn kinh doanh của hợp đồng BOT, cơ chế cụ thể tham gia thầu chứ không dừng lại ở việc đưa tên dự án, vốn đầu tư dự kiến như hiện giờ.

– Thứ tư, việc từ chối hồ sơ thầu, hoặc loại bỏ hồ sơ thầu phải nêu rõ lý do vì sao từ chối, loại bỏ, tránh gây những khúc mắc, hiểu lầm của nhà đầu tư đối với các dự án BOT. Quy định từ chối dự thầu cũng cần phải được nêu rõ trong các quy định pháp luật về hợp đồng BOT.

– Thứ năm, pháp luật về hợp đồng BOT cũng nên có những quy định cụ thể về việc bên mời thầu (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) có thể tiến hành, thương lượng, và đàm phán với nhiều công ty có khả năng cùng một lúc vì việc đàm phán đi đến ký kết là cả một đoạn đường dài, cho nên nếu nhà đầu tư không thể thỏa thuận ký kết hợp đồng với cơ quan Nhà nước sẽ gây rất nhiều sự lãng phí thời gian, chi phí của cả hai bên. Cho nên, việc tiến hành thương lượng đàm phán nên tiến hành với nhiều công ty có tiềm năng cùng một lúc.

– Thứ sáu, để quá trình đấu thầu được minh bạch, cần quy định rõ trách nhiệm của bên mời thầu, phải lưu giữ những tài liệu liên quan đến quá trình đấu thầu và thủ tục giao thầu cho mợi người có thể tiếp cận được những tài liệu này. Đồng thời phải công khai, giải thích rõ ràng vì sao chọn thầu trên các trang thông tin chính thức, và các văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Thứ bảy, nên bổ sung thêm các quy định về việc bên tham gia dự thầu đối với dự án BOT có quyền khiếu nại về kết quả lựa chọn nhằm tránh tiêu cực và đảm bảo sự công bằng trong quá trình đấu thầu.

– Đặc biệt, để phù hợp với thực tiễn và tránh những lỗ hổng lớn trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư tham gia đàm phán hợp đồng BOT, cần bổ sung cụ thể các trường hợp được phép chỉ định nhà đầu tư trực tiếp đàm phán hợp đồng BOT như việc chỉ định của Thủ tướng đối với dự án liên quan đến an ninh quốc phòng hoặc bí mật quốc gia hoặc chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện hợp đồng dự án. Các trường hợp này cần nêu rõ tiêu chí lựa chọn, vì sao phải chỉ định

Công ty luật

Văn phòng luật Hà Nội

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Chat Zalo