HOÃN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG

10:43 | |

Điều 411 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. 2. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn”. Khoản 1 Điều 308 Luật thương mại quy định: “tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng”. Trong phạm vi bài này, chúng ta tập trung phân tích trường hợp hoãn thực hiện hợp đồng vì lý do bên kia không thực hiện đúng hợp đồng.

Điều kiện hoãn thực hiện hợp đồng. hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chỉ được áp dụng khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Một bên tiến hành hoãn thực hiện hợp đồng mà không đáp ứng điều kiện này, thì việc hoãn sẽ bị coi như một dạng của việc không thực hiện đúng hợp đồng. Đối chiếu các quy định của pháp luật, hoãn thực hiện hợp đồng phải đáp ứng điều kiện sau đây:

  • Có hợp đồng song vụ (tức là hai bên đều có nghĩa vụ đối với nhau). Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý quy định của Luật thương mại. Luật thương mại không sử dụng thuật ngữ “hoãn”, mà sử dụng thuật ngữ “tạm đình chỉ”. Theo đó, Điều 308 Luật này quy định: “một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”. Như vậy một bên vi phạm nghĩa vụ của mình và bên kia được tạm thời không thực hiện nghĩa vụ nhưng quan hệ này có nhất thiết là quan hệ hợp đồng song vụ hay không thì luật không đề cập.
  • Có hành vi không thực hiện đúng hợp đồng. Bên có quyền được hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình khi bên kia không thực hiện đúng nghĩa vụ đến hạn.
  • Mức độ của không thực hiện hợp đồng. Luật thương mại 2005 chỉ cho phép áp dụng hoãn nếu xảy ra “vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng” (khoản 2 Điều 308)”. Trong khi, Bộ luật dân sự không có quy định rõ ràng về vấn đề này. Điều đó có thể hiểu là Bộ luật dân sự cho phép áp dụng việc hoãn đối với cả vi phạm nhỏ.
  • Thứ tự của các nghĩa vụ. Điều 411 Bộ luật dân sự đề cập đến “nghĩa vụ trước” và “nghĩa vụ sau”. Theo đó, bên có nghĩa vụ sau mới có quyền áp dụng việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu bên kia có vi phạm. Ngược lại lưu ý rằng, luật thương mại không thể hiện thứ tự các nghĩa vụ là quan trọng.
  • Thời hạn hoãn. Điều 411 Bộ luật dân sự năm 2015: thời hạn hoãn do nguy cơ không thực hiện đúng hợp đồng: “cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh”. Có nghĩa là việc hoãn được duy trì chừng nào bên kia không thực hiện hoặc không cung cấp biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện. Nếu bên kia thực hiện hoặc cung cấp biện pháp đảm bảo, thì việc hoãn phải chấm dứt.
  • Thông báo tạm hoãn. Bộ luật dân sự không có quy định về thông báo tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Trong khi Luật thương mại có quy định tại Điều 315 “bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải bồi thường thiệt hại”.

 

Hệ quả của việc hoãn thực hiện hợp đồng

  • Khi đáp ứng các điều kiện hoãn thực hiện hợp đồng, bên hoãn thực hiện không phải chịu các chế tài kéo theo, chẳng hạn không phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho bên kia từ việc hoãn thực hiện.
  • Hợp đồng vẫn tồn tại và còn hiệu lực áp dụng. (Điều 309 Luật thương mại: khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệc lực). Nghĩa vụ trong hợp đồng vẫn có giá trị ràng buộc với các bên.

Trên đây là các quy định về việc hoãn thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi gì thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại unilaw.vn hoặc legal@unilaw.vn.

error: Content is protected !!
Chat Zalo