Những thành công
Những thành công của pháp luật hợp đồng BOT hiện hành tại Việt Nam được thể hiện như sau:
– Các quy định pháp luật Việt Nam cơ bản tuân theo những nguyên tắc, thông lệ quốc tế về hợp đồng BOT, tiếp thu được những quy định pháp luật tiến bộ trên thế giới về vấn đề này.
– Các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT đã được quan tâm và liên tục và phát triển theo xu hướng ngày càng hoàn thiện trong sự vận động và phát triển chung của các quy định pháp luật về đầu tư để cùng hướng tới một mặt bằng pháp lý chung, thể hiện những đòi hỏi khách quan từ những biến thiên của các quan hệ kinh tế, xã hội.
– Pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT đã có những quy định tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh liên quan đến hầu hết các vấn đề chủ yếu trong đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng BOT.
– Pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT đã có những quy định khá thông thoáng, các ưu đãi đầu tư đối với hợp đồng BOT phần nào đã tạo ra sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành công kể trên, pháp luật hiện hành về hợp đồng BOT vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:
– Pháp luật về hợp đồng BOT chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời các nhu cầu của đời sống kinh tế, xã hội. Như trình bày ở chương 2, pháp luật về hợp đồng BOT còn thiếu nhiều nội dung quan trọng, một số quy định cụ thể còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế khách quan. Những vấn đề cơ bản của hợp đồng BOT như đối tượng, chủ thể, nội dung hợp đồng còn bộc lộ hạn chế, sơ sài. Đồng thời cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đứng ra ký kết hợp đồng BOT không quy định rõ ràng.
– Các quy định về pháp luật về hợp đồng BOT còn chồng chéo như xác định thời gian ưu đãi thuế, đối tượng điều chỉnh của Luật đấu thầu và các văn bản pháp luật về hợp đồng BOT. Điều này khiến các nhà đầu tư khó hiểu hoặc hiểu sai các quy chế pháp luật về hợp đồng BOT. Các quy định về tài chính trong hợp đồng BOT vẫn chưa đưa ra mức ưu đãi tài chính, hạn mức quy đổi ngoại tệ cho các dự án BOT một cách cụ thể.
– Đồng thời các quy định về tài chính còn rườm rà, thiếu khoa học, chưa đáp ứng được tính “nóng” của các dự án BOT. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng BOT
Đánh giá thực trạng về việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng các dự án. Có được điều này, một phần do cơ chế pháp luật về hợp đồng BOT ngày càng hoàn thiện, đạt được những thành tựu cơ bản, tiếp thu những nguyên tắc, thông lệ quốc tế về hợp đồng BOT, đồng thời hòa cùng sự vận động và phát triển chung của các quy định pháp luật về đầu tư để cùng hướng tới một mặt bằng pháp lý chung, đáp ứng những đòi hỏi khách quan từ những thay đổi của các quan hệ kinh tế, xã hội. Các quy định về hợp đồng BOT cũng khá thông thoáng, ưu đãi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thể hiện vị thế cạnh tranh trong việc thu hút vốn từ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài của Việt Nam.
Với những quy định pháp lý tiến bộ, Việt Nam đã có bước tiến dài trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ năm 1997 đến nay, việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã vượt mức tăng trưởng GDP và đạt 10.5 % và là một trong những nước cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương27. Theo như báo cáo tình hình 7 năm thực hiện Nghị định 77/CP của Chính Phủ về Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước tháng 12 năm 2004 thì đã có 60 hợp đồng BOT được ký kết với tổng mức vốn đầu tư khoảng 44.610.106 tỷ đồng. Các dự án chuẩn bị khởi công có mức vốn đầu tư cao hơn hẳn các dự án đang thi công, chứng tỏ tiềm lực to lớn của nhà đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng theo hợp đồng BOT. Cụ thể những thành tựu trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT trong thời gian qua được kể ra như:
(*) Số lượng hợp đồng đƣợc giao kết và thực hiện theo hình thức BOT trên các lĩnh vực: điện, nƣớc, giao thông… phát triển không ngừng
Cho đến nay, nước ta đã có nhiều hợp đồng được giao kết theo hình thức hợp đồng BOT trên mọi lĩnh vực, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là các lĩnh vực về điện, giao thông, đường sá. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2010 đã có 5 tỷ đô la được đầu tư dưới hình thức hợp BOT, BT và BTO. Sự thành công của các dự án BOT đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp trước năm 2020.
Trong lĩnh vực điện, sự thành công của các dự án BOT như Hiệp Phước, Phú Mỹ 2-2, Phú Mỹ 3, đã cung cấp 25% lượng điện tiêu thụ cho toàn quốc, làm giảm tình trạng khan hiếm năng lượng đang trở thành vấn đề nhức nhối của Chính Phủ hiện nay. Trong đó phải kể đến dự án điện Phú Mỹ 328, một dự án thủy điện rất lớn với tổng công suất 716,8 megawats, được xây dựng theo hợp đồng BOT giữa Bộ Công nghiệp và Công ty Điện lực BOT
Phú Mỹ 3, với thời hạn kinh doanh, vận hành 20 năm (đối tác mua điện là EVN). Sự ra đời của nhà máy điện Phú Mỹ sẽ bổ sung cho lưới điện quốc gia gần 10% tổng sản lượng điện hiện nay của Việt Nam. Trong kế hoạch từ năm 2006 đến 2015, Chính phủ sẽ kêu gọi 16 dự án xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nước ta hiện nay
Bên cạnh đó, phải kể đến các cơ sở hạ tầng giao thông thường đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi số lượng xe cơ giới tại nước ta lại phát triển theo tốc độ chóng mặt. Chính vì vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phải đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết này. Thực tế cho thấy các cơ sở giao thông chiếm 70% các dự án thực hiện theo hình thức BOT. Các dự án BOT lớn trong lĩnh vực giao thông phải kể như: dự án cầu Phú Mỹ, dự án đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa, dự án đường cao tốc Hải Phòng-Hà Nội, dự án xây dựng cảng Cái Mép… Dự án BOT xây dựng cầu Phú Mỹ29 là một ví dụ cho sự thành công của dự án BOT giao thông trong đời sống kinh tế xã hội , đây là cây cầu có quy mô lớn nhất và đẹp nhất TPHCM tính đến thời điểm hiện nay. Thời gian thu phí khi đưa dự án vào hoạt động là 26 năm và với tổng vốn đầu tư cho toàn bộ công trình là hơn 1.806 tỷ đồng, được xây dựng bằng sự chung sức của Cty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ (BOT PM) là liên doanh đầu tư của 5 thành viên, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998. Sự thành công của dự án cầu Phú Mỹ sẽ được coi là động lực thúc đẩy các dự án đầu tư nói chung và các dự án BOT nói riêng.
Xem thêm :