VAI TRÒ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TƯ NHÂN

15:45 | |

Vai trò tích cực của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân:

Kể từ khi đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, trong đó có sự đóng góp quan trọng của khối DNCNTN. Vai trò của các DN công nghiệp tư nhân thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

– DNCNTN là nơi trực tiếp sản xuất một khối lượng sản phẩm tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu của xã hội, làm giảm bớt áp lực cầu của thị trường, đồng thời đóng góp vào Ngân sách Nhà nước.
– DNCNTN là khu vực có khả năng khai thác và thu hút vốn trong dân, đây là nguồn vốn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp tư nhân mới có thể khai thác tối đa các tiềm năng của xã hội cho đầu tư phát triển.

– DNCNTN góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân, tăng giá trị xuất khẩu. – Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, từng bước hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, các DNCNTN có thể thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ sản xuất và là người bạn đồng hành tạo ra sự tin tưởng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

– DNCNTN góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp – một vấn đề hết sức nan giải và bức thiết khi mà sự phát triển của khoa học

– Công nghệ cùng với việc đẩy mạnh việc sắp xếp lại DN Nhà nước đã đổi ra một số lượng lớn lao động. Các DNCNTN có khả năng tạo ra việc làm với mức đầu tư thấp và chủ yếu là vốn của dân mà lẽ ra Nhà nước phải tốn rất nhiều vốn đầu tư để giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư này. Việc giải quyết có hiệu quả vấn đề thất nghiệp sẽ dẫn đến giảm bớt các tệ nạn xã hội và tạo ra phát triển hài hòa cho nền kinh tế.

– DNCNTN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng kinh tế thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế. Sự tham gia với mức độ ngày càng lớn của khối DNCNTN vào các ngành sản xuất công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến các DN Nhà nước, buộc các DN này phải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Nói cách khác, DNCNTN đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các DN trong nền kinh tế.

– DNCNTN là nơi đào tạo và sàng lọc các nhà quản lý DN thông qua thực tiễn sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng một đội ngũ các doanh nhân, lực lượng cán bộ quản lý DN có chất lượng cao cho đất nước. Cơ chế quản lý mềm dẻo trong các DN công nghiệp tư nhân cũng tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực của người lao động, từng bước thực hiện công bằng xã hội.

Những mặt hạn chế của DN công nghiệp tư nhân:

– DNCNTN dựa trên sở hữu tư nhân nên hoạt động của họ trước hết là vì lợi ích cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. – DNCNTN quá chú trọng tới lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt, ít chú trọng đến lợi ích cộng đồng nếu không tôn vinh đạo đức kinh doanh của họ.

– Độ tối ưu hóa kinh tế cục bộ, tối ưu hóa lợi nhuận nên nhiều khi DN công nghiệp tư nhân tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách bất chấp cả pháp luật. Những biểu hiện tiêu cực của DN công nghiệp tư nhân:

– Trốn thuế: Là hiện tượng vi phạm phổ biến nhất của DN công nghiệp tư nhân. Các thủ đoạn trốn thuế phổ biến là: không kê khai nộp thuế hoặc xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn hoạt động; kê khai nộp thuế sai với hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký kinh doanh; khai tăng chi phí và giảm giá bán, giảm doanh số để giảm mức nộp thuế thu nhập; thông đồng với cán bộ thuế để giảm mức nộp thuế.

– Trốn tránh đăng ký kinh doanh hoặc kê khai đăng ký kinh doanh không trung thực về ngành nghề, vốn, địa bàn, tên chủ sở hữu.

– Vi phạm pháp luật trong sử dụng lao động: Không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm cho người lao động, không đảm bảo các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động. – Không thực hiện các chế độ quy định của Nhà nước, trong đó đặc biệt là những quy định về sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ và báo cáo định kỳ, làm hóa đơn giả, lập hệ thống sổ sách đen (khác xa với hệ thống sổ sách báo cáo công khai) với mục đích trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.

– Trình độ văn hoá DN còn thấp: Hình thức, lãng phí, làm ăn chụp giật, gian lận thương mại, lừa đảo còn nhiều. Những vi phạm của nhiều DN công nghiệp tư nhân vừa tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, kích thích các hoạt động thiếu lành mạnh, gian lận thương mại, đồng thời gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý Nhà nước do thông tin sai lệch, tạo ra bức tranh “thiếu chân thực” về DN tư nhân. Nguyên nhân của sự vi phạm nói trên xuất phát từ cả hai phía: từ các DN do động cơ lợi ích cá nhân và nhận thức sai lệch của DN; Từ môi trường kinh doanh do cơ chế, chính sách và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế. Những khiếm khuyết trên đây xuất phát từ bản chất của DN công nghiệp tư nhân gắn với lợi ích cá nhân, trình độ phát triển của các DN này còn thấp, do trình độ và cách thức quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Chat Zalo