TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

11:13 | |

Tính tất yếu khách quan của FDI

Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế giữa hai bên hay giữa nhiều quốc gia là một xu hướng mang tính quy luật khách quan. Mỗi quốc gia đều phải đặt mình trong bối cảnh thế giới, từ đó dựa trên cơ sở lợi thế so sánh mà khai thác triệt để thế mạnh của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để có thể tận dụng được lợi thế so sánh, các quốc gia đều phải dựa vào các nguồn lực.

Theo các nhà kinh tế học cổ điển, nguồn gốc của sự tăng trưởng được chứng minh thông qua hàm sản xuất. Hàm sản xuất nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của yếu tố đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động , tài nguyên và khoa học công nghệ

Y=f(K, L, R. T) Trong đó: Y: Đầu ra ( chẳng hạn GDP ) K: Vốn sản xuất. L: Lượng lao động. T: Khoa học công nghệ. R: Tài nguyên thiên nhiên (đất đai…)

Vốn đầu tư là một yếu tố cần thiết cho việc mở rộng quy mô và cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế xã hội. Sự thiếu vốn và kỹ thuật cao sẽ làm cho các quốc gia rơi vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, đó là: Thu nhập bình quân thấp  , Năng suất thấp  ,Tiết kiệm và đầu tư Tăng trưởng

Đây chính là cái ngưỡng mà các nước đang phát triển phải vượt qua để đưa đất nước tiến kịp với sự phát triển kinh tế thế giới. Khâu đột phá để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn chính là việc tạo ra mức sản lượng và nguồn thu nhập ngày càng tăng. Do vậy, yếu tố cần thiết và quan trọng nhất là vốn và kỹ thuật. Bởi các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường tiêu thụ khá lớn. Với năng lực hiện có, các nước này không thể tự giải quyết vấn đề mà đòi hỏi phải có sự tác động từ môi trường bên ngoài để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế ở mức cao. Cụ thể, môi trường bên ngoài chính là các nguồn lực, nguồn lực này bao gồm các hình thức:

ODA, FPI, FDI. Trong đó, theo các nước đang phát triển: “Việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp chỉ giải quyết được nguồn vốn đang khan hiếm cho các quốc gia, nó chỉ dừng lại ở mức giới hạn mua cổ phiếu trái phiếu của công ty. Đặc biệt là nó sẽ gây ra hiện tượng tháo lui đầu tư mỗi khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại. Nó sẽ thúc đẩy thêm sự khủng hoảng tài chính tiền tệ của mỗi quốc gia”. Như vậy, hình thức này chỉ thực đối với những nước có nền kinh tế khá mạnh và có thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, nguồn ODA là các khoản vốn vay phải trả, FDI là khoản vốn “vay” nhưng không phải trả bằng vốn cơ bản mà là trả cho người nước ngoài quyền tự kiếm lấy lợi nhuận để có thể thu hồi vốn và có lãi ngay trên mảnh đất mà họ bỏ vốn đầu tư.

Trong một thế giới biến đổi nhanh như hiện nay, giải pháp tốt nhất là tăng khả năng huy động và sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao năng lực đầu tư cho nền kinh tế. Trên thực tế, việc huy động FDI là tận dụng điều kiện khách quan mà thế giới tạo ra, thúc đẩy thực hiện thành công chiến lược “rượt đuổi” nhờ “mượn sức” của những nước đi trước. Do vậy, việc huy động và sử dụng nguồn vốn FDI mang tính tất yếu khách quan đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

 

 

Để lại một bình luận

error: Content is protected !!
Chat Zalo