I. Nội dung tranh chấp
A bán hàng đông lạnh là xoài cho B theo phương thức CIF. A mua bảo hiểm của C cho lô hàng trên. Trong lúc vận chuyển hàng hoá bị hỏng do không được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp, lỗi dẫn đến hư hỏng không phải do máy móc bị hư hại. A khởi kiện C yêu cầu chi trả bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng trên.
II. Quan điểm và giải pháp của toà án đưa ra
Công ty C từ chối bảo hiểm do thiệt hại không nằm trong phạm vi bảo hiểm. Đồng thời C cho rằng B mới là người được bảo hiểm chứ không phải là A. Toà án cho rằng C có nghĩa vụ thanh toán bảo hiểm cho A. Do C đã không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về điều kiện loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho khách hàng. Đồng thời vì B đã đồng ý cho A khởi kiện. Vì thế C có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho A.
III. Bình luận
Thứ 1: Đối với điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo khoản 2 Điều 16 LKDBH 2000 “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng”. Theo quy định trên điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Vì thế điều khoản này phải được ghi rõ và phải được các bên đồng ý khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Việc điều khoản loại trừ không được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc không có căn cứ để thấy rằng bên mua bảo hiểm đã được giải thích rõ về các điều khoản loại trừ trách nhiệm. Thì các điều khoản về miễn trừ trách nhiệm của bên bảo hiểm không được xem xét áp dụng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Thứ 2: Về người được bảo hiểm căn cứ hợp đồng mua bán hàng hoá giữa A và B. Các bên thoả thuận việc mua bán, vận chuyển, bảo hiểm sẽ được thực hiện theo phương thức CIF-INCOTERM 2O10. Theo quy định mục A4 và A5 INCOTERM 2010 người bán chịu rủi ro cho đến khi hàng hoá được chất lên tàu. Vì hàng hoá bị hư hỏng sau khi được chất lên tàu nên căn cứ khoản 1 Điều 305 BLHH 2015 “Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có quyền lợi đối với đối tượng bảo hiểm trong hành trình đường biển.”, theo quy định này B mới là người được bảo hiểm và có quyền khởi kiện chứ không phải là A.
Đối với lập luận này, toà án cho rằng đúng là B mới là người được bảo hiểm vì hàng hoá bị thiệt hại trong thời gian B chịu rủi ro. Tuy nhiên, vì B đã có bản tự khai với nội dung yêu cầu toà chấp nhận yêu cầu khởi kiện của A. Từ cơ sở này toà cho rằng B đã chuyển giao quyền yêu cầu cho A và A có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường.
Xem thêm: QUAN HỆ TRANH CHẤP BẢO HIỂM
http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta829168t1cvn/chi-tiet-ban-an