I. Nội dung tranh chấp
1. Công ty A đặt hàng sản phẩm máy ủi từ cảng Thượng Hải về Việt Nam. Lô hàng trên được mua bảo hiểm hàng hoá từ công ty B. Hợp đồng bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm ghi rõ lộ trình hàng hoá được vận chuyển. Trong lúc vận chuyển hải trình bị thay đổi và hàng hoá bị hư hỏng do hoả hoạn.
2. A có thông báo bằng Zalo cho nhân viên của B yêu cầu sửa đổi hợp đồng bảo hiểm về tuyến đường vận chuyển sau khi tai nạn xảy ra. Nhân viên của B là M có tin nhắn zalo xác nhận, nhưng B không đồng ý sửa đổi hợp đồng bảo hiểm và từ chối bồi thường hàng hoá.
II. Giải pháp được toà đưa ra
1. Đây là tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngoài. Các bên có thoả thuận sử dụng luật và tập quán Anh. Căn cứ quy định Pháp luật Việt Nam bên A chỉ gửi yêu cầu sửa đổi hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
2. Việc sửa đổi không tuân thủ hình thức khi việc xác nhận không được thực hiện bằng văn bản theo luật KDBH. Sự kiện bảo hiểm nằm ngoài phạm vi bảo hiểm. Không công nhận việc giải thích rằng hợp đồng bảo hiểm đã được sửa đổi.
III. Bình luận
Nội dung tranh chấp xoay quanh việc có hay không sự kiện hợp đồng bảo hiểm được sửa đổi, bổ sung. A cho rằng vì nhân viên của B đã xác nhận về hải trình mới của hàng hoá nên hợp đồng đã được sửa đổi. Quan điểm của A là chưa phù hợp.
Xét rằng việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm có quyền diễn ra trong bất cứ giai đoạn nào điều này tùy thuộc vào ý chí của các bên. Tuy nhiên xét trong điều kiện tình huống trên không tồn tại sự thoả thuận hợp pháp về việc sửa đổi bổ sung hợp đồng bởi lẽ:
Thứ 1, Xét về thẩm quyền ký kết và sửa đổi hợp đồng thì nhân viên của B là M không được người đại diện theo pháp luật của B uỷ quyền để sửa đổi bổ sung hợp đồng. Xét thông tin bản án không có tài liệu chứng minh về thói quen thương mại đã tồn tại giữa các bên để cho rằng việc M thay công ty B xác lập thay đổi các giao dịch với A đã xảy ra trước đó và được các bên ngầm thừa nhận. Vì thế không thể cho rằng M có quyền nhân danh B xác lập hoặc sửa đổi giao dịch.
Thứ 2, Yêu cầu sửa đổi hợp đồng của A được đưa ra khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. Việc sửa đổi hợp đồng sẽ gây bất lợi nghiêm trọng cho A. Tuy nhiên do luật không cấm việc các bên thoả thuận các điều kiện bất lợi cho một bên. Tuy nhiên bên có bất lợi phải biết rõ về các điều kiện dẫn đến bất lợi trên và vẫn chấp thuận thì thoả thuận mới có hiệu lực. Trong trường hợp bên đưa ra đề nghị che dấu các sự kiện khách quan mà gây bất lợi cho bên có lại, mà sự gian dối là nguyên nhân dẫn đến bên còn lại đồng ý giao kết, sửa đổi hợp đồng. Thì thoả thuận vô hiệu do một bên bị lừa dối. Vì thế việc toà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của A là có cơ sở.
Đối với việc xác định luật áp dụng. Việc toà cho rằng đây là tranh chấp có yếu tố nước ngoài là hợp lý bởi lẽ:
Thứ 1: Hàng hoá được bảo hiểm được vận chuyển từ Trung quốc về Việt Nam cho nên căn cứ điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 do đối tượng của giao dịch ở nước ngoài nên phải xác định đây là tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Thứ 2: Căn cứ khoản 2 Điều 5 LTM 2005 các bên trong giao dịch có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng luật nước ngoài và tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp. Vì A và B đã thoả thuận áp dụng quy định pháp luật và tập quán Anh để giải quyết tranh chấp, Nên việc toà dẫn chiếu quy định pháp luật Anh về thoả thuận tuyến đường trọng phạm vi bảo hiểm là có cơ sở.
Về việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Toà cho rằng vì thoả thuận được viết bằng Zalo và mail nên không đáp ứng đủ điều kiện về hình thức. Lập luận này là thiếu cơ sở bởi lẽ:
Thứ 1, Căn cứ khoản 1 Điều 119 BLDS 2015 và khoản 15 Điều 3 LTM 2005 quy định các hình thức tồn tại của hợp đồng được xem như là văn bản. Trong đó dữ liệu điện tử được xem như là văn bản.
Thứ 2, Căn cứ Điều 11 LGDĐT 2005 cấm việc phủ nhận giá trị của dữ liệu điện tử. Căn cứ Điều 10 LGDĐT 2005 thư điện tử và các hình thức khác của nó được xem là dữ liệu điện tử. Vì thế tin nhắn zalo và mail được xem là văn bản. Các bên hoàn toàn có quyền giao kết, sửa đổi hợp đồng bảo hiểm thông qua các phương thức trên. Việc toà cho rằng tin nhắn zalo và mail không phải là văn bản là không có cơ sở.
Xem thêm: HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI HỢP ĐỒNG BỊ TUYÊN VÔ HIỆU
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta643218t1cvn/chi-tiet-ban-an