Nội dung tranh chấp
Tại toà án A cho rằng hội đồng trọng tài ra phán quyết xác định. Việc A làm việc cho công ty đối thủ của B trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hợp đồng lao động chấm dứt là vi phạm thoả thuận. A có nghĩa vụ bồi thường cho B. A cho rằng phán quyết như trên là vi phạm nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam nên yêu cầu toà huỷ phán quyết. Tuy nhiên toà cho rằng do A không nêu quan điểm trên trong quá trình tố tụng trọng tài nên mất quyền phản đối tại toà án.
Bình luận nội dung liên quan đến việc mất quyền phản đối
Với lập luận của A toà án cho rằng căn cứ Điều 9 Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC có hiệu lực từ ngày 01/03/2017 quy định: “Trong trường hợp bị đơn cho rằng thỏa thuận trọng tài không tồn tại, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì bị đơn phải nêu rõ trong Bản tự bảo vệ. Nếu bị đơn không nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ thì bị đơn mất quyền phản đối”.
Căn cứ Điều 13 LTTM 2010 và Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định trong trường hợp sau thời hạn được quy định tại LTTM hoặc một thời hạn khác được quy định tại quy tắc trọng tài trong trường hợp luật không có quy định. Khi chấm dứt thời hạn này các bên mất quyền viện dẫn các sai phạm trên tại toà án. Trong trường hợp này toà án không xem xét giải quyết các vấn đề mà các bên đã mất quyền phản đối. Từ căn cứ trên toà án không xem xét về tính hợp pháp về nội dung của phán quyết và bác bỏ yêu cầu tuyên huỷ phán quyết trọng tài.
Trong trường hợp này mặt dù A đã biết rõ quy định của pháp luật về thẩm quyền và các nguyên tắt cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nhưng trong suốt quá trình trọng tài A không đưa ra các quan điểm trên để hội đồng trọng tài xem xét. Xét rằng A biết rõ các nội dung trên đồng thời không có căn cứ xác định có trở ngại khách quan làm cho A không thể biết về các vấn đề sai phạm mà A đề cập. Vì thế toà án bác yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài của A là đúng quy định.
Xem thêm: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta161738t1cvn/chi-tiet-ban-an